VÒNG BI BẠC ĐẠN CÔN 

VÒNG BI BẠC ĐẠN CÔN – HOTLINE TƯ VẤN 0961 363 183- NHÀ NHẬP KHẨU VÒNG BI

VÒNG BI CÔN HỆ MÉT

Đường kính lỗ 15~100mm

Đường kính lỗ 105~240mm

Đường kính lỗ 260~440mm

VÒNG BI CÔN HỆ INCH

Đường kính lỗ 12.000~ 47.625mm

Đường kính lỗ 48.412~ 69.850mm

Đường kính lỗ 70.000~206.375mm

Chú dẫn về VÒNG BI CÔN hệ inch vui lòng liên hệ chúng tôi để được hổ trợ trực tiếp Hotline 0961 363 183

VÒNG BI CÔN 2 DÃY Đường kính lỗ 40~260mm

VÒNG BI CÔN 4 DÃY

THIẾT KẾ, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VÒNG BI BẠC ĐẠN CÔN

Vòng bi côn được thiết kế sao cho chóp nón được tạo ra bởi rãnh lăn của vòng trong và vòng ngoài

và biên dạng viên bi côn đều tụ lại một điểm trên trục của vòng bi.

Do góc nghiêng này, khi có tải hướng tâm sẽ xuất hiện một thành phần tải dọc trục.

Vì vậy, việc sử dụng 2 vòng bi đối diện nhau hay bố trí theo nhiều cách khác nhau là rất cần thiết (để cân bằng lực dọc trục này).

Các vòng bi côn hệ mét, có góc tiếp xúc trung bình hay lớn,

sẽ có thêm ký hiệu lần lượt là C hay D được bổ sung thêm vào sau mã số vòng bi. Các vòng bi côn có góc tiếp xúc thông thường,

thì không có thêm ký hiệu liên quan tới góc tiếp xúc.

Vòng bị côn có góc tiếp xúc trung bình thường được dùng cho trục bánh răng của các bộ bánh răng hộp số ô tô.

Trong số các loại vòng bi côn có khả năng chịu tải cao (sêri HR),

có các vòng bi có mã số cơ bản có tận cùng là chữ J. Loại này có thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn ISO về các kích thước:

đường kính phía sau của rãnh lăn trên vòng ngoài, chiều dày của vòng ngoài, và góc tiếp xúc.

Điều này cho phép, tổ hợp vòng trong và vòng ngoài của vòng bi có cùng mã số cơ bản và có hậu tố J có thể lắp lẫn được trên phạm vi toàn cầu.

Trong số những loại vòng bi côn hệ mét theo tiêu chuẩn ISO 355, có những loại có các kích thước mới khác,

với sêri kích thước 3XX sử dụng trước đây.

Một số vòng bi loại này được liệt kê trong các bảng tra cứu của cuốn sách này.

Những kích thước này phù hợp với những thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn ISO đối với đường kính đáy nhỏ hơn

của vòng ngoài và góc tiếp xúc. Tổ hợp vòng trong và vòng ngoài của vòng bi có thể lắp lẫn được

trên phạm vi toàn cầu. Ký hiệu số vòng bi khác với thiết kế hệ mét như sau:

Ví dụ: T 7 F C 045 

T Ký hiệu tượng trưng cho vòng bi côn

7 Góc tiếp xúc

F Ký hiệu đường kính

C Ký hiệu chiều dày

045 Ký hiệu đường kính lỗ (Đường kính lỗ đo bằng mm)

Ngoài hệ mét, các vòng bi côn cũng được sản xuất theo hệ inch.

Đối với tổ hợp vòng trong và vòng ngoài của vòng bi côn hệ inch, trừ vòng bi côn 4 dãy, số vòng bi được lập như sau:

Ví dụ: LM 1 19 49

LM Ký hiệu giới hạn tải

1 Ký hiệu góc tiếp xúc

19 Số Sêri

49 Mã số thiết kế 

 

Đối với vòng bi côn, ngoài loại 1 dãy, còn có rất nhiều kết cấu kết hợp khác nữa.

Vòng cách của vòng bị côn thường làm bằng thép dập.

 

Bảng 1 Thiết kế và đặc điểm của các kiểu kết hợp vòng bi côn

Cách bố trí

Ví dụ về số vòng bi

Đặc điểm

Giáp lưng

HR30210JDB+KLR10

2 vòng bi tiêu chuẩn được kết hợp với nhau.

Khe hở của vòng bi được điều chỉnh bởi các vòng chêm trong hoặc ngoài. Vòng trong,

vòng ngoài và vòng chêm được đánh dấu bằng số sêri và có dấu tương ứng với nhau.

Các bộ phận có cùng số sêri có thể được lắp ráp theo các ký hiệu tương ứng

Giáp mặt

HR30210JDF+KR

Loại KBE

100KBE31+L

Loại KBE là cách bố trí giáp lưng trong đó, vòng chêm và vòng ngoài kết hợp với nhau,

còn loại KH là cách bố trí giáp mặt theo đó vòng trong kết hợp với nhau.

Vì khe hở của vòng bi được điều chỉnh bằng cách sử dụng vòng chêm nên các bộ phận phải có cùng số sêri để lắp ráp theo như các ký hiệu tương ứng.

Loại KH

110KH31+K

 

0961 363 183