PHÂN LOẠI VÒNG BI BẠC ĐẠN

Cách đọc mã số bạc đạn, cách đọc mã số vòng bi, phân loại bạc đạn

PHÂN LOẠI VÒNG BI BẠC ĐẠN – CÁCH ĐỌC MÃ SỐ VÒNG BI – HOTLINE 0961 363 183 hỗ trợ 24/7 Web:www.goidobacdan.com

Thiết kế và phân loại:

Vòng bi thường gồm có vòng trong, vòng ngoài, các con lăn và một vòng cách. Chúng được chia thành loại hướng kính hoặc chặn dọc trục tuỳ thuộc vào hướng của tải trọng chính. Ngoài ra, tùy theo loại con lăn, chúng lại được chia thành vòng bi cầu và vòng bi đũa. Và tuỳ thuộc sự khác nhau về thiết kế và mục đích sử dụng, chúng sẽ được phân chia nhỏ hơn.

Các loại vòng bi phổ biến nhất và tên gọi các bộ phận của vòng bi được trình bày ở hình 1.1

và cách phân loại vòng bi nói chung ở hình 1.2

1.2 Đặc điểm của vòng bi

So với ổ trượt, vòng bi có những ưu điểm chính sau:

(1) Mô men khởi động hay lực ma sát nhỏ và sự chênh lệch giữa mô men khởi động và mô men xoắn khi làm việc cũng nhỏ.

(2) Được tiêu chuẩn hoá quốc tế, vòng bi có mặt khắp nơi trên thế giới và có thể lắp lẫn được.

(3) Dễ bảo dưỡng, thay thế và kiểm tra bởi kết cấu bạc đạn đơn giản.

(4) Nhiều vòng bi có khả năng chịu được tải trọng hướng kính hoặc dọc trục đồng thời hay

độc lập.

(5) Có thể sử dụng vòng bi ở các nhiệt độ khác nhau

(6) Có thể tạo ứng lực ban đầu (dự ứng lực) cho vòng bi để tăng cường độ cứng vững cho kết cấu ổ-trục…

Thêm vào đó, mỗi loại vòng bi lại có những ưu điểm riêng. Đặc điểm của vòng bi phổ biến nhất được miêu tả:

Vòng bi (Vòng bi hướng kính)

Vòng bi cầu

Vòng bi cầu Một dãy

Vòng bi cầu Hai dãy

Vòng bi Magneto

Vòng bi cầu đỡ-chặn Một dãy

Vòng bi cầu đỡ-chặn Hai dãy

Vòng bi cầu đỡ-chặn Bộ

Vòng bi cầu Vòng bi tiếp xúc 4 điểm/ 3 điểm

Vòng bi cầu Vòng bi tự lựa

Vòng bi cầu tự lựa vòng ngoài

Vòng bi đũa

Vòng bi đũa Một dãy

Vòng bi đũa Hai dãy

Vòng bi đũa dài

Vòng bi đũa Vòng bi kim

Vòng bi đũa Vòng bi côn Một dãy

Vòng bi đũa Vòng bi côn Hai dãy

Vòng bi đũa Vòng bi côn Bốn dãy

Vòng bi đũa Vòng bi tang trống

Vòng bi (Vòng bi chặn trục)

Vòng bi cầu

Vòng bi cầu chặn trục Một hướng

Vòng bi cầu chặn trục Hai hướng

Vòng bi cầu chặn tiếp xúc góc

Vòng bi đũa

Vòng bi đũa Vòng bi đũa chặn trục

Vòng bi đũa Vòng bi kim chặn trục

Vòng bi đũa Vòng bi côn chặn trục

Vòng bi đũa Vòng bi tang trống chặn trục

Vòng bi đặc chủng

Vòng bi đặc chủng Vòng bi ly hợp xe hơi

Vòng bi đặc chủng Vòng bi bơm nước xe hơi

Vòng bi đặc chủng Vòng bi trục cán thép

Vòng bi đặc chủng Vòng bi puly cần trục

Vòng bi đặc chủng Vòng bi cho bánh xích

Vòng bi đặc chủng Các loại khác

Vòng bi cầu một dãy

PHÂN LOẠI VÒNG BI BẠC ĐẠN  Vòng bi cầu một dãy là loại ổ bi phổ biến nhất. Chúng được sử dụng rất rộng rãi.

Rãnh mặt lăn trên cả hai vòng đệm trong và ngoài đều có cùng bán kính lớn hơn một chút so với bi.

Ngoài tải hướng kính, ổ còn chịu được tải hướng trục trên hai hướng.

Do mô men quay thấp nên chúng rất phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao và tổn hao năng lượng thấp.

Ngoài các ổ bi loại mở, những ô bi này thường có nắp chắn bảo vệ bằng thép hay bằng cao su trên một hoặc cả hai bên

và được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ.

Tương tự, đôi khi vòng định vị cũng được dùng ở ngoài. Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng phổ biến nhất.

Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 6. Ví dụ: 6304

Vòng bi Magneto

Loại này có kết cấu tương tự vòng bi cầu, song rãnh trong của vòng bi loại này nông hơn một chút so với vòng bi cầu.

Vì vòng bi ngoài chỉ có duy nhất một vai ở một bên nên có thể tách vòng ngoài ra khỏi vòng bi.

Như thế sẽ dễ lắp hơn. Thông thường, người ta cho hai ổ bi như vậy được ghép thành một cặp để sử dụng.

Vòng bi magneto là loại ổ nhỏ có đường kính lỗ từ 4 đến 20mm và thường được dùng cho các mahêtô loại nhỏ,

con quay hồi chuyển, dụng cụ chính xác,… Loại này thường sử dụng vòng cách chịu lực bằng đồng.

PHÂN LOẠI VÒNG BI BẠC ĐẠN Vòng bi cầu đỡ chặn

Vòng bi loại này (còn có tên là vòng bi tiếp xúc góc), có khả năng chịu tải hướng tâm và hướng trục theo một hướng. Lực được truyền qua vòng bi này theo 4 loại góc (gọi là góc tiếp xúc): 15°, 25°, 30° và 40°.

Góc tiếp xúc càng lớn, trọng tải hướng trục càng cao.

Tuy nhiên, đối với các ứng dụng có tốc độ cao, người ta vẫn ưa chuộng các góc tiếp xúc nhỏ hơn.

Thường thì, người ta ghép cặp hai vòng bi loại này và khe hở giữa chúng

được điều chỉnh cho thích hợp với yêu cầu chịu tải cũng như độ cứng vững của cụm ô trục.

Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng rất phổ biến.

Tuy nhiên, đối với ổ bi chính xác cao có góc tiếp xúc nhỏ hơn 30° người ta thường sử dụng vòng cách bằng nhựa pôlamit.

Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 7. Ví dụ: 7206

0961 363 183