KẾT CẤU GỐI ĐỠ VÒNG BI

gối đỡ ổ bi

KẾT CẤU GỐI ĐỠ VÒNG BI – Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 HOTLINE: 0961 363183

Thông thường, một trục chỉ được đỡ bởi hai gối đỡ. Khi xem xét kết cấu gối đỡ (có vòng bi), bạn cần lưu tâm đến các yếu tổ sau:

(1) Độ giãn nở nhiệt của trục theo chiều dọc.

(2) Tháo lắp phải dễ dàng

(3) Độ lệch tâm/trục giữa Vòng ngoài và vòng trong xuất hiện do dung sai kích thước, hoặc sai lệch khi lắp đặt.

(4) Độ cứng vững của toàn bộ hệ thống

(5) Khả năng định vị tải trọng vào các vị trí phù hợp và việc truyền tải chúng.

4.1 Gối đỡ cố định và Gối đỡ tự do dọc trục

Một nguyên lý máy, cơ bản phải đựợc thể hiện cụ thể trong khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt bất kể trục quay nào: trong 2 vòng bi lắp trên trục, phải có một vòng bi cố định trục so với vỏ hộp theo chiều trục (gối cố định) và vòng kia phải cho phép trục dịch chuyển khi có dãn nở nhiệt (gối tự do).

Đối với gối cố định, nên chọn loại vòng bi có thể chịu tải cả 2 hướng: hướng kính và hướng trục.

Đối với gối tự do, nên chọn loại vòng bi đũa hay vòng bi kim có vòng ngoài và vòng trong tách rời và tự do di chuyển dọc trục (loại N, NU,..). Khi sử dụng những loại này, việc tháo lắp cũng sẽ dễ dàng hơn.

Khi sử dụng các loại vòng bi không thể tháo rời vào gối tự do, người ta thường sử dụng chế độ lắp lỏng giữa vòng ngoài của vòng bi với ỗ đỗ và để ra một khe hở dọc trục giữa vòng ngoài và nắp chặn trên thân ổ. Điều này cho phép trục cùng vòng bi dịch chuyển dễ dàng dọc trục khi có dãn nở nhiệt.

Khi khoảng cách giữa các vòng bi ngắn và tác động của độ co giãn trục không đáng kể, người ta sử dụng hai vòng bi bi tiếp xúc góc đối nhau hay vòng bi đũa côn. Độ hở trục (khả năng di chuyển dọc trục) sau khi lắp ráp được chỉnh sửa bằng đai ốc hoặc chêm.

Việc không đảm bảo khả năng dịch chuyển dọc trục khi có dãn nở nhiệt sẽ có thể gây ra phụ tải dọc trục lên các vòng bi. Nhiệt độ vận hành sẽ tăng và có thể gây ra hiện tượng bó trục. Vòng bi sẽ bị giảm tuổi thọ, thậm chí hỏng hoàn toàn. BẠC ĐẠN LỆCH TÂM

Gối A, có thể dùng: KẾT CẤU GỐI ĐỠ VÒNG BI

  • Vòng bi cầu
  • Bộ vòng bi đỡ chặn
  • Vòng bi tiếp xúc góc hai dãy
  • Vòng bi cầu tự lựa
  • Vòng bi đũa loại NJ, NUP
  • Vòng bi côn hai dãy
  • Vòng bi tang trống

Gối B, có thể dùng:

  • Vòng bi đũa loại NU, N
  • Vòng bi kim, loại NA

Gối C (1), có thể dùng:

  • Vòng bi cầu
  • Bộ vòng bi đỡ chặn
  • Vòng bi tiếp xúc góc hai dãy
  • Vòng bi cầu tự lựa
  • Vòng bi côn hai dãy
  • Vòng bi tang trống

Gối D, E (2), có thể dùng:

  • Vòng bi cầu đỡ-chặn
  • Vòng bi magneto
  • Vòng bi côn
  • Vòng bi đũa (loại NJ, NF)

Gối đỡ F:

  • Vòng bi cầu
  • Vòng bi tự lựa
  • Vòng bi tang trống
0961 363 183